Mô hình Bếp trên mây xu hướng mới các chủ nhà hàng có thể tham khảo và áp dụng cho dự án của mình
1. LÝ DO RA ĐỜI MÔ HÌNH
- Ngày nay con người dành nhiều thời gian làm việc tại công sở và ít ra đường hơn. Đặc biệt sau mùa dịch vì nhiều người có xu hướng hạn chế đến nơi đông người dẫn đến phát sinh mạnh nhu cầu đặt thức ăn, nhận món tại nhà hay cơ quan, thay vì đến trực tiếp nhà hàng.
Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me về dịch vụ giao nhận đồ ăn cho thấy, có tới 75% người được khảo sát có sử dụng dịch vụ giao nhận đồ ăn, trong đó có 24% là những người dùng mới, lần đầu sử dụng dịch vụ này do ảnh hưởng của COVID-19.
- Ngoài ra nền tảng công nghệ chín muồi với nhiều ứng dụng đặt hàng online, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
- Một lý do quan trọng nữa để hình thành mô hình bếp trên mây là chi phí đầu tư, vận hành thấp hơn nhiều so với nhà hàng truyền thống. Ngay cả việc quản lý, vận hành nhà hàng ảo cũng đơn giản hơn.
2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH
Đầu tiên, khách hàng tìm đến đặt hàng thông qua trang web, ứng dụng của bếp (nếu có), hoặc thông qua ứng dụng của bên giao hàng như Grab, Now hay Baemin... Ngoài ra, bếp có thể tích hợp đưa menu lên các sàn thương mại điện tử.
- Trung tâm xử lý dữ liệu để phục vụ bếp trên mây sẽ có hệ thống quản lý menu, xử lý đơn hàng, giao hàng, quản trị quan hệ khách hàng (CRM), tích hợp các cổng thanh toán qua ví điện tử hoặc ngân hàng…
- Tiếp đến, hệ thống điểm bán hàng (POS) được kết nối với hệ thống đặt hàng online và hệ thống nhà bếp, hiển thị đơn hàng cho nhà bếp thông qua màn hình điện tử thay vì in đơn như trước đây để tối ưu.
- Sau khi nhận được order, đầu bếp sẽ tiến hành quy tình nấu, chia suất, kiểm tra, đóng gói trước khi giao đến tay tài xế để ship tới địa chỉ khách hàng.